Cùng học Sinh Học 12
KHÁI QUÁTCHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 12
I. Vị trí,nhiệm vụ của chương trình sinh học lớp 12 trong chương trình trung học phổthông
1. Vị trí:
- Sinh học lớp12 là chương trình năm cuối trong toàn bộ hệ thống chương trình Sinh học ở nhàtrường phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12. Với vị trí này, chương trình Sinh học lớp12 vừa mang tính kế thừa tất cả những kiến thức sinh học mà học sinh đã được họcở các lớp dưới, đồng thời vừa mang tính mở rộng và phát triển những kiến thức mà học sinh đã được học. Mặtkhác, ở lớp 12, HS cũng đã có năng lực nhận thức được phát triển ở mức cao nêncó thể tiếp thu được những kiến thức cótính khái quát và trừu tượng cao. Do đó, việc lựa chọn nội dung kiến thức Sinhhọc nào để đưa vào chương trình Sinh học lớp 12 cũng cần phải phù hợp trình độnhận thức của học sinh ở lứa tuổi này.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Hìnhthành kiến thức
Nối tiếp chương trình Sinh học 10 (gồm 3phần: Phần 1- Giới thiệu chung về thế giới sống, phần 2 - Sinh học tế bào và phần3- Sinh học vi sinh vật) và chương trình Sinh học lớp 11( phần 4 – Sinh học cơthể), chương trình Sinh học lớp 12 gồm 3 phần: Di truyền học (phần 5), Tiến hóa(phần 6) và Sinh thái học (phần 7). Như vậy, chương trình Sinh học lớp 12 đã tậphợp những lĩnh vực kiến thức vô cùng quan trọng của Sinh học hiện đại.
Với các nộidung đó, chương trình Sinh học lớp 12 có các nhiệm vụ trí dục như sau:
- Trang bịcho HS những kiến thức về cấu trúc, tính chất và cơ chế hoạt động của vật chấtdi truyền, từ đó nắm vững tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị vàđề xuất các biện pháp ứng dụng trong y học, sản xuất và đời sống.
- Trên cơ sởkiến thức về di truyền và biến dị, HS giải thích được nguyên nhân vì sao sinhgiới lại có tính đa dạng và phong phú cũng như làm sáng tỏ cơ chế của quá trìnhtiến hóa của giới hữu cơ.
- Phân tíchđược các đặc tính của hệ thống sống được hình thành từ các cấp độ tổ chức sốngkhác nhau trongmối quan hệ chặt chẽ với môi trường, từ cá thể đến quần thể vàquần xã.
2.2. Phát triểnkỹ năng
- Tiếp tụcphát triển ở HS các kỹ năng quan sát, kỹ năng làm thí nghiệm, phát triển cácthao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóathông qua quá trình dạy học.
2.3. Hìnhthành nhân cách
Thôg qua quátrình dạy học các nội dung kiến thức, chương trình Sinh học lớp 12 góp phầnhình thành ở HS thế giới quan khoa học, tư duy hệ thống và thái độ đúng đắn đốivới thiên nhiên và con người.
II. Phân phốichương trình môn Sinh học lớp 12
Cả năm: 37 tuần– 52 tiết
Học kỳ I: 19tuần – 27 tiết
Học kỳ II: 18tuần – 25 tiết
* Một số nộidung giảm tải trong chương trình Sinh học lớp 12 cơ bản
( Áp dụng từnăm học 2011- 2012).
2. Chươngtrình môn Sinh học lớp 12 nâng cao
Cả năm: 37 tuần– 70 tiết
Học ỳ I: 19tuần – 36 tiết
Học kỳ II: 18tuần – 34 tiết
Picture
III. Cấu trúcvà nội dung của chương trình Sinh học lớp 12
1. Cấu trúc
2. Nội dung
Nội dungchương trình theo mạch nội dung sau: Di truyền học → Tiến hóa → Sinh thái học.Trật tự này phù hợp với logic nội dung. Những kiến thức di truyền là cơ sở quantrọng để nhận thức cơ chế tiến hóa. Những kiến thức tiến hóa lại là nền tảng đểgiải thích các vấn đề của Sinh thái học. Chương trình Sinh học lớp 12 gồm 3 phầnvới các nội dung cụ thể như sau:
2.1. Phầnnăm: Di truyền học.
Phần năm: Ditruyền học.được chia làm 5 chương
Chương 1: Cơchế của hiện tượng di truyền và biến dị.
Chương nàycho thấy bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị là sự vận động của các cấutrúc vật chất trong tế bào. Đó là những NST trong nhân, phân tử ADN trong NSTvà các gen trên ADN. Các cấu trúc này vận động theo những cơ chế xác định, tácđộng với nhau và với các cấu trúc khác trong tế bào trong những mối liên hệ thốngnhất và chính trong quá trình vận động, tác động qua lại đó, chúng biểu hiện chứcnăng của chúng trong hệ thống di truyền, cấu trúc và chức năng là thống nhất bởivì vận động là thuộc tính gắn liền với vật chất.
Chương 2:Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
Chương nàycho thấy sự di truyền của các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn ra theonhững xu thế tất yếu mà người ta đã phát hiện được bằng phương pháp thực nghiệm.Nhờ những kiến thức ở chương 1 về cơ sở vật chất và cơ chế của di truyền và biếndị mà HS có cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luậttất yếu của hiện tượng di truyền và biến dị. Chính sự nhân đôi của ADN đã là cơsở cho sự nhân đôi của NST, đồng thời sự phân li và tổ hợp của NST theo nhữngcơ chế xác định đã làm cho sự di truyền qua nhân diễn ra theo những quy luật chặtchẽ.
Chương 3: Ditruyền học quần thể.
Chương nàycho thấy các đặc trưng di truyền của một quần thể như tần số alen, thành phầnkiểu gen có xu hướng biến đổi ra sao qua các thế hệ, đồng thời cũng giới thiệuquy luật Hacđi – Vanbec về sự cân bằng của tần số alen và thành phần kiểu gentrong quần thể ngẫu phối.
Chương 4: Ứngdụng di truyền học
Chương nàycho thấy việc vận dung các kiến thức về tái tổ hợp di truyền nhờ lai giống, gâyđột biến nhân tạo và kỹ thuật di truyền mà con người đã tạo được các giống visinh vật, thực vật và động vật có năng suất cao phục vụ đời sống của mình.
Chương 5: Ditruyền học người
Chương này giớithiệu các đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người, đồng thời vạchra nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người, đồng thời chỉ ra loài ngườicung đang gánh chịu một gánh nặng di truyền và cần phải có biện pháp để giảm bớtcác gánh nặng đó cũng như một số vấn đề xã hội của di truyền học.
Mạch nội dungtrong Di truyền học được thể hiện khái quát như sau: Cơ chế của hiện tượng ditruyền và biến dị → Tính quy luật của hiện tượng di truyền → Ứng dụng của Ditruyền học.
Các mạch nộidung cụ thể đi theo các hướng sau:
- Sự vận độngcủa vật chất di truyền → Tính quy luật của hiện tượng di truyền → Ứng dụng thựctiễn.
- ADN (gen) →NST → Tế bào → Cơ thể → Quần thể.
2.2. Phần 6:Tiến hóa.
Phần 6: Tiếnhóa gồm 3 chương.
Chương 1: Bằngchứng tiến hóa.
Giới thiệucác loại bằng chứng tiến hóa bao gồm bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh họcso sánh, tế bào học và sinh học phân từ, bằng chứng địa lý sinh vật học để chứngminh sự tồn tại của quá trình tiến hóa của các loài sinh vật trên trái đất.
Chương 2:Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa.
Giới thiệucác học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại, đồng thời đi sâu phân tích cácquan niệm hiện đại về các nhân tố tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa củacác loài và sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Chương 3: Sựphát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất.
Giới thiệu sựphát sinh sự sống qua các giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học,sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất và sự phát sinh loài người.
ạch nội dungtrong phần tiến hóa được thể hiện:
- Bằng chứngtiến hóa → Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa → Sự phát sinh và phát triển của sự sốngtrên Trái đất.
- Chất vô cơ→ chất hữu cơ → Tế bào nguyên thủy → Thể đơn bào nhân sơ → Thể đơn bào nhân thực→ Thể đa bào → Con người.
- Các quy luậtvô cơ → Các quy luật sinh học → Các quy luật xã hội.
2.3. Phần 7:Sinh thái học
Phần 7 PhầnSinh thái học gồm 4 chương:
Mạch nội dungtrong phần Sinh thái học được thể hiện khái quát: Các cấp độ tổ chức sống vàmôi trường → các hệ sống → ứng dụng thực tiễn.
Các mạch nộidung cụ thể đi theo các hướng sau:
- Các cấp độtổ chức sống từ cá thể → quần thể → quần xã trong mối quan hệ với môi trường tạonên các hệ sống.
- Các hệ sinhthái từ nhỏ đến lớn: các hệ sinh thái nhỏ → các khu sinh học → sinh quyển.
- Kiến thứcsinh thái học cơ bản → Ứng dụng.
IV. Một sốyêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
1. Một số yêucầu về đổi mới phương pháp dạy học
Tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phươngpháp dạy học (PPDH) là tích cực hóa hoạt động học tập nhằm phát huy tính chủ độngcủa HS thông qua các hoạt động học tập với các phương tiện học tập và hình thứchọc tập khác nhau.
Các phương pháp dạy học tích cực có các đặctrưng sau:
- Dạy học được tổ chức qua các hoạt động họctập của HS.
HS cần được đặt vào các tình huống màtrong đó, HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặtra bằng các kiến thức và kỹ năng hiện tại của mình, theo cách suy nghĩ củamình, từ đó, tự mình kiến tạo được các kiến thức và kỹ năng mới và phát huy đượctiềm năng sáng tạo của bản thân. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tậpcho HS, GV không chỉ đơn giản là người truyền thụ tri thức mà là người chỉ đạo,hướng dẫn hành động cho HS.
- Dạyhọc chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học.
Phương pháp dạy học tích cực xem việc rènluyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạyhọc mà còn là một mục tiêu dạy học. Việc rèn luyện cho HS khả năng tự học giúpcho HS có lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi HS, giúp HS có khảnăng tự tìm tòi thêm nguồn tri thức cho mình trong suốt cuộc đời.Việc tự họckhông chỉ là học bài ở nhà sau khi lên lớp mà còn xảy ra trong tiết học với sựhướng dẫn của GV.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp vớihọc tập hợp tác.
Trong một lớp học, trình độ kiến thức vàtư duy của HS không thể đồng đều tuyệt đối. Do đó, các hoạt động dạy học cần phảiđược thiết kế theo hình thức phân hóa, giúp đáp ứng nhu cầu của khả năng của từngnhóm đối tượng HS. Ngoài ra, quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, lớp họctrở thành môi trường giao tiếp giữa thầy – trò và trò – trò, HS cần được bộc lộý kiến của mình, tranh luận trong tập thể và hợp tác cùng nhau để giải quyếtcác vấn đề học tập, đồng thời, tự nâng cao năng lực của bản thân.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánhgiá của trò.
Trong dạy học theo các phương pháp tích cực,GV không những cần phải đánh giá HS để mà còn phải hướng đến việc phát triểncho HS khả năng tự đánh giá nhằm điều chỉnh cách học, đồng thời, tạo điều kiệncho HS được tham gia đánh giá lẫn nhau trong quá trình hợp tác học tập. Việcđánh giá cũng không dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹnăng mà còn phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo của HS trong việc giảiquyết các tình huống thực tế
Nhìn chung, trong việc dạy học theo cácphương pháp tích cực, GV trở thành người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn các hoạtđộng độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ độngđạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ theo yêu cầu của chươngtrình. Do đó, người GV cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn để thiết kếgiáo án và cần phải có năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, khả năng sưphạm lành nghề mới có thể chủ động tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS theođúng dự kiến của GV.
2. Các phươngpháp và hình thức dạy học tích cực cần được phát triển ở trường trung học phổthông
- Vấn đáp -tìm tòi kết hợp với vấn đáp – tái hiện theo một tỉ lệ thích hợp.
- Dạy họckhám phá và dạy học giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợptác trong nhóm nhỏ.
- Các phươngpháp thực hành thí nghiệm.
Nguồn:https://ppdhsinhhoc12.weebly.com/phacircn-tiacutech-ch432417ng-trigravenh.html
SÁCH GIÁO VIÊN SINH HỌC LỚP 12
YÊU CẦU TÀILIỆU, BÁO LỖI NỘI DUNG
Xem toàn bộtài liệu Lớp 12: tại đây
Sách GiáoViên Sinh Học Lớp 12
Thông tin
Trình bày: BộGiáo Dục Và Đào Tạo
Nhà cung cấp:Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Giới thiệu:Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 gồm các bài sau:
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Những vấn đềchung
Phần năm. DITRUYỀN HỌC
Chương I. CƠCHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1. Gen,mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Bài 2. Phiênmã và dịch mã
Bài 3. Điều hoàhoạt động gen
Bài 4. Đột biếngen
Bài 5. Nhiễmsắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 6. Đột biếnsố lượng nhiễm sắc thể
Bài 7. Thựchành :Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố địnhvà trên tiêu bản tạm thời
Chương II.TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Bài 8. Quy luậtMenđen: Quy luật phân li
Bài 9. Quy luậtMenđen: Quy luật phân li độc lập
Bài 10. Tươngtác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 11. Liênkết gen và hoán vị gen
Bài 12. Ditruyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 13. Ảnhhưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Bài 14. Thựchành : Lai giống
Bài 15. Bài tậpchương I và chương II
Chương III.DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Bài 16. Cấutrúc di truyền của quần thể
Bài 17. Cấutrúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
Chương IV. ỨNGDỤNG DI TRUYỀN HỌC
Bài 18. Chọngiống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 80
Bài 19. Tạogiống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Bài 20. Tạogiống nhờ công nghệ gen
Chương V. DITRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 21. Ditruyền y học
Bài 22. Bảo vệvốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của Di truyền học
Bài 23. Ôn tậpphần Di truyền học
Phần sáu. TIẾNHOÁ
Chương I. BẰNGCHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Bài 24. Các bằngchứng tiến hoá
Bài 25. Họcthuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Bài 26. Họcthuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Bài 27. Quátrình hình thành quần thể thích nghi
Bài 28. Loài
Bài 29. Quátrình hình thành loài
Bài 30. Quátrình hình thành loài (tiếp theo)
Bài 31. Tiếnhoá lớn
Chương II. SỰPHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 32. Nguồngốc sự sống
Bài 33. Sựphát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Bài 34. Sựphát sinh loài người
Phần bảy.SINH THÁI HỌC
Chương I. CÁTHỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Bài 35. Môitrường sống và các nhân tố sinh thái
Bài 36. Quầnthể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Bài 37. Các đặctrưng cơ bản của quần thể sinh vật
Bài 38. Các đặctrưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
Bài 39. Biếnđộng số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Chương II. QUẦNXÃ SINH VẬT
Bài 40. Quầnxã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Bài 41. Diễnthế sinh thái
Chương III. HỆSINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 42. Hệsinh thái
Bài 43. Traođổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 44. Chutrình sinh địa hoá và sinh quyển
Bài 45. Dòngnăng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Bài 46. Thựchành : Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Bài 47. Ôn tậpphần Tiến hoá và Sinh thái học
Bài 48. Ôn tậpchương trình Sinh học cấp Trung học phổ thông
Xem thêm cácsách tham khảo liên quan:
Giải Sinh HọcLớp 12
Giải Sinh HọcLớp 12 (Ngắn Gọn)
Giải Sinh HọcLớp 12 Nâng Cao
Sách GiáoViên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
Sách Bài TậpSinh Học Lớp 12
Nguồn:https://sachgiaibaitap.com/sach-giao-vien-sinh-hoc-lop-12/#gsc.tab=0
TÀI LIỆU THAMKHẢO ÔN THI SINH HỌC 12
Chương trìnhHỌC TỐT
HỌC TỐT làchương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinhnắm chắc lý thuyết và biết cách vận dụnglý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theochương trình sách giáo khoa hiện hành.
Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/131/sinh-hoc-12.html